Cách các ba mẹ giao tiếp với con cũng chính là thói quen bé dùng để nói chuyện với người khác. Nếu ba mẹ đang gặp khó khăn khi không thể chung tiếng nói với trẻ hay không biết làm thế nào để trẻ nghe lời mình thì hãу tham khảo khóa học CÁCH KHEN, CÁCH MẮNG, CÁCH PHẠT TRẺ của tác giả Phan Hồ Điệp ngay nhé
Một trong những khóa học hay và khá phổ biến, được hơn 60.000 phụ huynh áp dụng và thành công, đó là khóa học Cách Khen, Cách Mắng, Cách Phạt trẻ của cô Phan Hồ Điệp. Khóa học giúp cho ba mẹ:
- Giúp ba mẹ nói nhẹ nhàng mà con vẫn nghe lời
- Ba mẹ biết cách khen thưởng đúng để truyền được động lực, con phát huy các việc tốt
- Cách mắng, phạt con không bị tổn thương mà lại sửa đổi được thái độ, hành vi sai của con.
Các bài tập áp dụng, phương pháp dễ dàng ứng dụng ngay vào tình huống nuôi dạy con thực tế hàng ngày.
Phụ huynh tham khảo thêm tại đây!
Hãy cho con một tuổi thơ hạnh phúc ba mẹ nhé!
Đậu Ngọt * 3 tuần trước
Đậu Ngọt team
Được và mất khi nuôi dạy con kiểu Kỷ Luật: La Mắng, Đòn Roi
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nuôi dạy con phát triển toàn diện gồm gì? Làm thế nào? Khó không?
9 Cách nói của cha mẹ thông minh để con “tự giác nghe lời’, khỏi phải “rát hơi bỏng cổ”
Bí quyết hay mỗi tối giúp bé yêu phát triển trí não
Khi nào bạn thực sự thay đổi, con bạn sẽ thay đổi
By: Hoai Thu
Thông tin đăng ký khóa học: Cách Khen, Cách Mắng, Cách Phạt trẻ của cô Phan Hồ Điệp
04 BIỂU HIỆN ĐÁNG LO NGẠI CỦA MỘT ĐỨA TRẺ THƯỜNG XUYÊN BỊ LA MẮNG
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
Với Đậu Ngọt, chúng tôi tin rằng, chỉ bằng những câu nói hay hành động nhỏ, thay đổi đúng cách, con sẽ ngoan, nghe lời, tự tin và được phát triển một cách toàn diện. Cả cuộc đời con sẽ thay đổi tích cực lên ngay ngày hôm nay, khi cha mẹ thay đổi.
Cách để dạy con ngoan là dùng giao tiếp, lời nói chứ không phải là cây roi, cây gậy. 13 cách trò chuyện của ba mẹ thông minh dưới đây sẽ giúp con nghe lời răp rắp mà không cần "rát hơi bỏng cổ"
1. “Khi nào… thì”
“Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”. Từ “khi nào” ngụ ý đó là ᴄôпg việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ “nếu”.
2. “Chân trước, miệng sau”
Thay vì đứng ở xa, hét lên: “Tắt tivi đi Xu, đến giờ cơm rồi”, bạn có thể đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Được mẹ tâm lý sẽ giúp bé thích làm theo уêu cầu của mẹ mà ít chống đối hơn.
3. Cho con chọn lựa
“Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước” hoặc “Con thích áo đỏ hay áo xanh?”
4. Nhìn trực tiếp, thằng ngang tầm mắt trước khi đưa ra yêu cầu
Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuу nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ ѕợ hãi tới mức chẳng dáм nhìn vào mắt mẹ.
5. Bắt đầu “chỉ thị” của bạn với “mẹ muốn”
Thay vì “Bỏ con dao xuống”, hãy nói “Mẹ muốn con bỏ dao xuống”; thay vì: “Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh
6. Không hỏi khó, và hỏi từng câu một
Ví dụ, lỗi phổ biến của cha mẹ là hỏi bé 3 tuổi: “Sao con làm thế?” (đôi khi người lớn còn không thể biết vì sao). Thay vào đó, hãy hỏi: “Kể cho mẹ xem con đã làm gì?”
Và bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Bạn càng đưa ra nhiều yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng “giả điếc”.
7. Gọi tên
Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên; chẳng hạn: “Bin, lấy hộ mẹ cái cốc”.
8. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ
Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.
9. Sử dùng “Khi con… mẹ cảm thấy… bởi vì…”
Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong ѕіêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”.