#nuoidaycon

Khi nào bạn thực sự thay đổi, con bạn sẽ thay đổi

Nuôi dạy con cái

CHIA SẺ KIẾN THỨC

#nuoidaycon

#giadinh

MAI HOA

WEBTRETHO *  2 tháng trước

Chia sẻ 19

Thích 32

Nhà bạn A năm nay 3 tuổi. A chỉ ăn khi nào bật chương trình Chúng tôi là chiến sỹ. Phải đúng chương trình ấy mới chịu.

Hình ảnh minh họa.

1. Nhà bạn A năm nay 3 tuổi. A chỉ ăn khi nào bật chương trình Chúng tôi là chiến sỹ. Phải đúng chương trình ấy mới chịu.

Mẹ A rên rỉ: Giời ơi, biết thế này tôi lấy chồng làm bộ đội cho rồi.

Chồng nghe thấy câu ấy có vẻ “đụng chạm”, như kiểu lấy mình thì con lười ăn. Thế là ra chợ mua hẳn bộ đồ rằn ri.

Và mỗi khi mất điện hay ti vi hỏng là bố được dịp trổ tài. Bố sẽ lấy bộ quần áo ra mặc và đứng nghiêm chào rồi hát vống lên: Chúng tôi là những người lính trẻ… rồi nhào lộn. Con há mồm ăn thun thút. Bà với mẹ phục bố lăn lóc.

2. Khác với A, M 4 tuổi thì chỉ ăn khi xem múa lân. Khổ nỗi quanh năm thì chỉ có ngày trung thu là có múa lân. Nó xem đúng một lần năm 3 tuổi ấy thế rồi bữa nào cũng nhất định chỉ há mồm khi thực hiện được yêu cầu: Xem múa lân.

Bật ti vi cảnh múa lân thì nó tạm chấp nhận nhưng vẫn còn ngúng nguẩy.

Vì thế để cuộc ăn uống diễn ra suôn sẻ, cả nhà phải đóng thành… một đoàn lân.

Bố mẹ thành hai con lân. Ông bà nội làm ông địa. Ông nhét cái gối vào bụng, tay cầm quạt phe phẩy. Bà cầm cái thanh la thỉnh thoảng lại đánh cheng, cheng. Cứ mỗi lần cheng là một lần cơm được đút vào miệng.

3. H mới có 2 tuổi thì sẽ chỉ ăn khi ra ngoài đầu ngõ. Tất nhiên là phải bế trên tay mới chịu. Làm sao ai có thể vừa bế cái đứa bé 2 tuổi lại còn đút ăn cho nên phải có hai người. Một người bế, một người đi sau đút. Có hôm trời mưa phải thêm người cầm ô.

4. Một bạn khác cũng 2 tuổi thì chỉ ăn khi nào mẹ phải “ăn thật”. Nghĩa là mẹ ăn một miếng con mới ăn. Uống sữa cũng phải mẹ uống một ngụm, con uống một ngụm. Thế là khi chuẩn bị đồ ăn, phải một thành hai. Mẹ than thở tăng cân chóng mặt. Nhưng biết làm sao.

5. Có một bạn khác mỗi lần uống sữa nhất định phải đợi bố để bố chạm cốc rồi hô Zô zô mới uống. Ngoài bố ra, không ai có thể zô zô được.

6. Có bạn lại chỉ ăn khi ngồi bô. Cứ chuẩn bị ăn là mẹ lấy sẵn bô. Con tụt quần để ngồi vào. Nhưng không đi vệ sinh, chỉ là thích ngồi thôi. Nếu không có đúng cái bô ấy là không ăn. Mỗi lần đi du lịch, trong cái vali là cái bô chễm chệ.

Kể một vài chuyện để thấy có nhiều kiểu cho con ăn khốn khổ quá chừng.

Nhưng ai làm nên nông nỗi đó: Chính là các ông bố bà mẹ. Cứ nhân danh tình thương để làm khổ con.

Việc chạy theo ý muốn của con khiến đứa trẻ còn không nhận ra là nó muốn gì ( ngay cả cảm giác đói cũng không có nữa).

Mặc dù đã hiểu ăn uống là bản năng nhưng rất nhiều bố mẹ vẫn cứ khăng khăng: Con em cho nhịn 3 ngày nó vẫn nhịn, nó còi lắm, nó nhịn đến lả đi cơ.

Trong câu nói đã biết là con "bắt thóp" được bạn, bạn sợ lả, sợ còi. Trẻ con hiểu điểm yếu của bố mẹ nhanh lắm, con sẽ biết những chiến lược khiến bạn nếu không đủ bản lĩnh sẽ nhanh chóng "đầu hàng".

Mình nghĩ, bạn chỉ nên đề nghị con ăn thêm thứ này thứ kia, hỏi con có thể ăn thêm không chứ đừng ép.

Cứ để con tự ăn, tự bốc. Bẩn thì rửa. Cho ăn đa dạng: rau luộc, cá bỏ xương, canh các loại, tôm bóc vỏ, vừng rang, rong biển… con bốc và ăn được tất. Cứ hết giờ ăn thì dọn, không ăn thì chịu. Muốn con ăn thêm thì làm cho con thích. Biến việc xúc ăn thành một “game” thử thách và độ khó tăng dần chẳng hạn

Mình đi ăn tiệc, sợ nhất là có một người làm “chủ tiệc” rồi gắp lia lịa vào bát, bất kể người trong bàn có thích hay không. Sợ thịt mỡ nhưng bị gắp cho miếng thịt trắng toàn mỡ. Vừa ngắc ngoải ăn hết miếng bánh lại bị bồi thêm miếng nữa. Ăn thì ngán mà không ăn bị coi là bất lịch sự. Những tiệc như thế chỉ muốn chui xuống đất cho nhanh.

Mình là người lớn còn khổ sở vì bị ép ăn như thế, huống gì trẻ con.

Nên bạn ơi, đừng coi việc lăm le đút được miếng cơm vào mồm con là niềm vui. Chỉ cần khi nào bạn thực sự thay đổi, con bạn sẽ thay đổi thôi.

Hãy trao cho con thật nhiều yêu thương, theo một cách đặc biệt mà trẻ con cảm nhận bằng cách sờ, chạm được và cũng cảm nhận được.

“Bản Kế hoạch nuôi dạy con khôn lớn Đậu Ngọt” chính là cách để bạn làm điều này.

Với 365 hoạt động đa dạng, thú vị như các trò chơi, thí nghiệm, Nghe, nói, đọc, viết, kỹ năng sống...chắc chắn sẽ là những gợi ý để ba mẹ không còn lo rằng phải cho con chơi gì, học gì mỗi ngày.
Bộ kế hoạch sẽ là một trợ lý mới của mẹ và cũng là món quà lung linh trong dịp mùng 1 tháng 6 cho bé.

Để bố mẹ không gặp sai lầm, không bỏ lỡ những điều kì diệu mà tuổi thơ của con mang lại.

Mai Hoa 

Tag: Nuôi dạy con thông minh, Nuôi dạy con nên người, Nuôi dạy con, Cách nuôi dạy con thành công,... 

19 Chia sẻ

74 Bình luận

BẠN NÊN ĐỌC

Được và Mất khi nuôi dạy con kiểu Kỷ luật: La mắng và Đòn roi

58 bình luận

Mỗi gia đình là một câu chuyện. Mỗi bậc cha mẹ lại có một cách dạy con riêng. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không tránh khỏi những lúc nổi giận và la mắng con...

04 Biểu hiện đáng lo ngại của một đứa trẻ thường xuyên bị la mắng

23 bình luận

- Bướng, thường hay cáu kỉnh, lớn tiếng cãi lại bố mẹ
- Sợ, nhát, hay bỏ cuộc vì sợ khó, sợ mình không làm được

Không ít ba mẹ sẽ nhìn thấy hình bóng của mình trong câu chuyện "có thật" này!

42 bình luận

Chị nói thằng nhỏ:
- Tắt ti vi đi, xem ti vi nhiều hỏng mắt!
...

CHỊU TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NỘI DUNG
Bà: Trần Lan Anh

TRỤ SỞ HÀ NỘI
Phòng 1212 - Tòa nhà A4 - An Bình City - 232 Phạm Văn Đồng - Cổ Nhuế 1 - Bắc Từ Liêm - Hà Nội.

Email: info@babyhome.vn | Điện thoại: 0979.696.333

@ Copyright 2008 - 2020 - Công ty TNHH giải pháp công nghệ IBF Việt Nam.